BANNER PAGE

Kiến trúc tốt có đồng nghĩa với cái đẹp?

Kiến trúc không chỉ đơn giản là xây dựng. Hơn 2000 năm trước, kiến trúc sư thời La Mã Marcus Vitruvius Pollio đã định nghĩa 2 nền yếu tố thực tiễn trong xây dưng đó là ‘sự vững chắc’ (an toàn) và ‘tiện nghi’ (mục đích), sau đó đưa ra khái niệm điều gì làm nên kiến trúc ‘hấp dẫn’ (cái đẹp)

‘Sự vững chắc’ được đúc kết ở thời đại này tựa như ‘bền lâu’. Vẫn tồn tại được sau 5 trận cuồng phong trong hơn 30 năm, liệu công trình này vẫn ‘hấp dẫn’ ngoài ‘sự vững chắc’? Tính chất của ‘tiện nghi’ được tìm thấy trong tính hữu dụng và phù hợp của bất kỳ một thiết kế nào: liệu kho lưu trữ đó được sử dụng liên tục, có còn giữ được ‘hấp dẫn’ ngoài ‘sự vững chắc’ hay không?

“Cái đẹp” có thể là một từ chỉ sự nhạy cảm về mỹ thuật, nơi các phán đoán được đưa ra có thể bào chữa bằng những lý lẽ đã học được. Nhưng từ trước đến giờ con người luôn trải nghiệm những niềm vui trên thế giới trước khi họ có thể thật sự hiểu, giải thích hoặc định nghĩa được nó. Vậy bạn định nghĩa thế nào về “cái đẹp”? Nó có phải là sự hòa hợp với thế giới tự nhiên?

‘Cái đẹp’ có tâm hồn hay không?

Montreal Biosphere

Hay ‘cái đẹp’ được tạo ra bởi phương pháp thủ công tỉ mỉ?

Tôi nghĩ rằng “cái đẹp” chỉ đơn giản là trải nghiệm. Các nhà khoa học nhận thấy rằng “cái đẹp” không phải là sự hợp lý hóa nông cạn về cách chúng ta cảm nhận về kiến trúc. Cách đây vài năm Richard O. Prum đã nhận định “Sự tiến hóa của vẻ đẹp: Lý thuyết bị lãng quên của Darwin về sự lựa chọn bạn đời ảnh hưởng đến thế giới động vật và chúng ta như thế nào”. Cuốn sách đã phát sinh ra các bài báo và bình luận bởi vì nhà điểu học Yale Prum tuyên bố rằng sự xúc động tột độ của chúng ta khi nhìn thấy cái đẹp là không cần thiết cho sự tồn tại của các loài, nhưng hơn thế nữa, điều đó không được nghiên cứu. Niềm vui của chúng ta khi nhìn thấy cái đẹp cũng tự nhiên như ăn và ngủ.

Thực tế của những trải nghiệm không thể bị phủ nhận. Vào thế kỷ trước, Buckminster Fuller đã nói “Khi tôi giải quyết một vấn đề, tôi không bao giờ nghĩ đến vẻ đẹp của nó, tôi chỉ nghĩ về cách giải quyết vấn đề, nhưng khi tôi hoàn thành nó, nếu giải pháp không hoàn mỹ, tôi biết nó sai”

Trong năm mươi năm, kiến trúc sư và nhà khoa học Christopher Alexander đã dành cả cuộc đời mình để định nghĩa thế nào là “kiến trúc tốt”. Ông viết rằng “kiến trúc tốt” có một chân lý thiết yếu: “Chất lượng là khách quan và chính xác nhưng không thể gọi tên”. Việc theo đuổi “sự toàn vẹn” trong kiến trúc của ông (và nhiều người khác) là hoàn toàn “khách quan và chính xác” nhưng cuối cùng lại có được kết quả của “cái đẹp” mà không có bất kỳ định nghĩa nào.

Khi cả cuộc đời dành cho kiến trúc đến một kết thúc “không thể gọi tên”, thì việc chấp nhận thực tế mà chúng ta không thể định nghĩa được, chưa nói đến việc kiểm soát “cái đẹp” là điều khó khăn. Leonardo da Vinci đã đưa ra một quy luật bất chấp mọi tiêu chuẩn của tạo hoá: “Cuộc sống khá đơn giản. Bạn làm một số thứ. Đa số thất bại. Một ít có kết quả. Bạn làm những việc hiệu quả”. Ngoài xây dựng, điều hiệu quả tạo nên kiến trúc, là “cái đẹp”.

Nhân loại muốn xác định và điều khiển và tái tạo sự thành công – nhưng nếu sự thành công trong việc tạo ra “kiến trúc tốt” đang tạo điều kiện cho những phản ứng không thể kiểm soát được đang biểu hiện trong gen di truyền của chúng ta, thì “cái đẹp” nằm ngoài tầm kiểm soát của chúng ta.

Thực tế chủ quan tinh xảo của nhân loại chúng ta có tính phổ quát của chân lý trong kiến trúc. Tôi nghĩ rằng việc tìm kiếm những gì đã có trong mỗi chúng ta và lắng nghe bản chất thực tế đó, “không có tên”, là cách khó nhất và tự nhiên nhất để tìm ra “cái đẹp” – và “cái đẹp” định nghĩa “kiến trúc tốt”.

Thước đo “Kiến trúc tốt” ngoài “Sự vững chắc” và “Tiện nghi” được tìm thấy trong mỗi con người, gây nhiều thất vọng cho những người tìm kiếm sự công nhận giá trị của họ trong những phán xét xuất phát từ sự hợp lý hóa. Như nhà văn Henry James đã nói: “Tôi không quan tâm lắm đến lý do, nhưng tôi biết mình thích gì”.

Nguồn ArchDaily

Back To Top